Thẻ

, , ,

BS Hồ Hải-MỘT TRIỆU VÀ BỐN TRIỆU

Gia Minh/rfa-TIẾNG SÚNG TRẤN ÁP VÀ TIẾNG SÚNG PHẢN KHÁNG   

Tức nước vỡ bờ  rfa-Súng lại nổ vì chuyện đất đai Huỳnh Ngọc ChênhĐề nghị đổi tên thành phố Hồ Chí Minh.(người buôn gió)Chính blog và tà blog(quechoa)

Thái Bình 2013 : Tức nước vỡ bờ

Họp báo tại tỉnh Thái Bình chiều 11/09/2013, sau vụ nổ súng vào các giới chức chính quyền tỉnh. Ảnh : Báo trong nước

Họp báo tại tỉnh Thái Bình chiều 11/09/2013, sau vụ nổ súng vào các giới chức chính quyền tỉnh. Ảnh : Báo trong nước

Chiều qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất khiến một người chết và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện đang làm chấn động dư luận.

RFI : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Đây có phải là lần đầu tiền người dân phản kháng bằng cách cố ý sát thương?

Xã hội Việt Nam vừa chứng nghiệm một bùng nổ cá nhân chưa từng có tiền lệ: lần đầu tiên người dân phản kháng chính quyền bằng hành vi sát thương có chủ đích.

Mười sáu năm sau “cơn sóng thần” 1997 chống tham nhũng ở Thái Bình, địa phương có tỷ lệ liệt sĩ thuộc loại cao nhất nước này lại phải trải nghiệm tâm thế “cùng tất biến”. Đặng Ngọc Viết đương nhiên sẽ bị nhà cầm quyền coi là “sát nhân máu lạnh” khi người dân này đã dùng súng colt bắn thẳng vào đầu các cán bộ đầu não của Trung tâm phát triển quỹ đất – một cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình. Ít nhất hai nạn nhân đã tử vong.

Những xác nhận ban đầu cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu tâm thần nào nơi hung thủ. Ngược lại, người gây án đã dường như chủ tâm tìm cho một mình sự kết thúc tương tự với các nạn nhân của anh ta.

Những tin tức ban đầu cũng xác nhận không có mối quan hệ tư thù nào giữa các nạn nhân với kẻ giết người. Vậy nguồn cơn còn lại thuộc về mối quan hệ nào?

Khác với vụ đánh bom tự sát xảy ra ở thị trấn Bạch Hạt Than, huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào ngày 10/05/2012 khiến 4 người chết và 16 người bị thương mà báo chí Bắc Kinh không dám thừa nhận về nguồn cơn phẫn uất do bị thu hồi đất, giờ đây truyền thông Việt Nam đã đưa thông tin ban đầu về mối liên quan giữa hung thủ với vụ việc thu hồi và giải tỏa đất mà gia đình anh ta lại là một trường hợp rất thiếu may mắn trong số đó.

Nhưng bất hạnh bao trùm lên tất cả là “cùng tất biến” đã hóa thân thành logic từ mọi mâu thuẫn đến xung đột đất đai trong xã hội Việt Nam từ hai chục năm qua. Nếu từ năm 1995, vào lúc con sóng đầu cơ bất động sản đầu tiên thời mở cửa ồn ào cảnh sắc lợi nhuận và bắt đầu kéo theo bệnh dịch đền bù đất đai từ không thỏa đáng đến thảm cảnh bất công, dẫn tới hiện tượng những người dân phải mang can xăng đến trụ sở chính quyền địa phương đe dọa tự thiêu… thì từ năm 2000 đến nay, hình ảnh tuẫn tiết đó đã xảy ra không ít lần, không ít nơi, bùng cháy những cái chết theo đúng nghĩa đen.

RFI : Thưa anh, nguyên nhân có phải từ thái độ vô cảm của chính quyền ?

Song trái ngược với hậu quả khốc hại của dân oan, các nhóm lợi ích bất động sản và nhóm thân hữu chính trị vẫn chìm sâu trong vũng lầy của những từ ngữ lóng lánh nghĩa bóng. Mọi thông tin về những câu chuyện tang thương của dân mất đất luôn bị các cấp chính quyền tìm cách bưng bít.

Cho đến năm 2009, số đại gia địa ốc đã tăng vọt ở Việt Nam, rất đồng cảm với những gì đã hiện hình ở quốc gia có đường biên giới chung hòa mang tên “Mười sáu chữ vàng”.

Trước khi nổ ra cơn “cùng tất biến” của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, các cơ quan chính quyền luôn giao đãi bằng khẩu ngữ “là bạn của dân” đã có quá đủ thời gian để rút ra một bài học đắt đỏ từ câu chuyện Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi mà một con người được xem là viết hoa như Đoàn Văn Vươn cùng gia đình đã làm nên dấu ấn phản kháng đầu tiên bằng vũ khí sát thương đối với lực lượng công vụ, cũng liên quan mật thiết đến việc thu hồi đất và bóng dáng của một nhóm lợi ích lẩn khuất phía sau việc cướp đất của nông dân.

Chỉ có điều, sự đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: Một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp theo là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng.

Nhìn rộng hơn và trượt qua thời gian từ rất nhiều năm, lịch sử đã nhận ra bài học lớn nhất là một cơ chế độc trị đã không ngộ được bất cứ bài học nào từ lịch sử về việc cai trị các công dân của mình.

Hai ngàn bài viết phẫn uất sôi sục trên phần lớn báo chí trong nước về số phận “người nông dân nổi dậy” ở Hải Phòng vào đầu năm 2012 đã chẳng mấy có tác dụng, bởi chính thái độ coi thường dân của rất nhiều quan chức vô cảm. Thậm chí, viên đại tá có tên là Đỗ Hữu Ca – giám đốc Công an Hải Phòng và là tác giả của giai thoại được xem là “trận đánh đẹp” vào gia đình Đoàn Văn Vươn, còn được phong hàm tướng sau sự việc đau buồn đó.

RFI : Như vậy là chính quyền vẫn chưa rút ra được bài học sau vụ Đoàn Văn Vươn ?

Nhưng một khi không có ai rút ra được bài học nào từ lịch sử, lịch sử sẽ bắt một ai đó phải trả giá. Lần đầu tiên, sự phản kháng của dân chúng, dù mới chỉ biểu hiện ở vai trò một cá nhân, đã vượt quá mọi giới hạn của kìm nén và sợ hãi. Lần đầu tiên, thói vô cảm quan chức đã phải một cái giá rất đắt đỏ, như một món hàng xôi thịt ngoài chợ.

Mối liên hệ trực tiếp giữa cơ quan giải phóng mặt bằng, mà thực chất là đội thi hành cưỡng chế của Thái Bình, với gia đình hung thủ Đặng Ngọc Viết có thể đã đủ cấu thành để làm nên mối xung khắc hết thuốc chữa. Từ nhiều năm qua, người dân lành ở nhiều địa phương đã biến thành dân oan và kéo nhau rồng rắn đi khiếu tố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về sự bất nhẫn có độ chênh lệch từ 10-20 lần giữa giá đền bù đất với giá bán buôn chính lô đất đó, về số phận bị bỏ mặc và còn được mô tả “không khác con vật” của lớp dân oan, và cả về điều tiếng bầm dập từ chuyện một quan chức của Quốc hội đòi đánh thuế người dân đi khiếu kiện, đến người đứng đầu cơ quan Tổng thanh tra chính phủ đòi cưỡng chế chính những người đi đòi quyền lợi chính đáng về đất đai…

Tất cả đã phải trả giá, trả giá cho ngày hôm nay và gần như không thể khác cho cả tương lai những tháng năm sắp tới, đối với sự vô cảm quan chức mà xã hội đã lên án quá dày dặn nhưng lại chưa một quan chức trơ lì nào bị kết án.

RFI : Theo anh thì liệu có nguy cơ hỗn loạn trong xã hội hay không ?

Không thể nói khác hơn, một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Mười sáu năm trước, người dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời gian ngắn, nhưng đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, còn nay tâm thế sợ hãi đã biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.

Khó có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất. Đó cũng là nhận thức “hồi tố” – một dạng tâm lý rất nguy hiểm trong lịch sử xã hội Việt Nam mà không ít lần đã dẫn đến những xáo trộn tự phát và kinh khủng, dẫn tới những cuộc khởi nghĩa có tổ chức của nông dân ở khắp mọi nơi.

Nhà nước Việt Nam đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn cố tỏ ra bình thản trong các cuộc họp mà chẳng mấy ai dám chịu trách nhiệm cá nhân để quyết định những vấn đề “nhạy cảm”, tâm lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung – những nơi mang sắc thái dã man nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một số viên chức chính quyền.

Cho dù sắp tới các cơ quan tuyên giáo của Nhà nước có quy kết hành vi của hung thủ Đặng Ngọc Viết là “khủng bố”, xã hội sẽ không thể nào tránh khỏi câu hỏi liệu có xảy ra một cơn sóng phản kháng tự phát và dữ dội của dân oan nhắm vào các lực lượng thường liên quan ích lợi nhất với các quyền lợi dự án, kế hoạch bồi thường, cưỡng chế và giải tỏa đất đai tại các vùng nhạy cảm như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang…, và tất nhiên không thể loại trừ Nghệ An – nơi vừa nổ ra vụ xung đột không khoan nhượng giữa công đồng kitô hữu với chính quyền và cảnh sát vũ trang…

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng về cuộc trao đổi hôm nay.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130912-ngoai-truong-my-nga-thao-luan-ke-hoach-do-bo-kho-vu-khi-hoa-hoc-cua-syria-0

Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-12
Công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc

Công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc nổ súng tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình

Courtesy TuoiTre

Nghe bài này

Hai vụ nổ súng xảy ra trong nửa đầu tháng 9 vừa qua khiến dư luận trong nước hết sức quan tâm. Những tiếng súng đó nói lên điều gì? Phải chăng bất ổn đến mức cao trào?.

Súng bắn chỉ thiên trấn áp

Vào lúc 16 giờ chiều ngày 4 tháng 9 vừa qua tiếng súng chỉ thiên được bắn liên tục chừng 15 phút tại khu vực trước nhà thờ giáo xứ Mỹ Yên, thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Dân chúng địa phương cho biết  lực lượng cảnh sát cơ động, công an giao thông, dân quân được nói đông cả ngàn người được điều động về và nổ súng, rồi sau đó đánh đập trấn áp nhiều giáo dân địa phương vì họ theo lời cam kết của chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương là đúng 16 giờ chiều cho thả hai người giáo dân bị bắt trước đó hơn hai tháng là hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải.

Phía cơ quan chức năng sau đó qua phương tiện truyền thông của tỉnh Nghệ An cũng như đài truyền hình trung ương thì cho rằng cơ quan chức năng được điều động đến vì giáo dân địa phương gây rối chống đối chính quyền.

Súng bắn trực diện phản đối

Một tuần lễ sau đó vào khoảng 2 chiều ngày 11 tháng 9, tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình, một người dân ăn mặc lịch sự xông vào phòng làm việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất hỏi tên hai người giám đốc và phó giám đốc trung tâm rồi rút súng ra bắn vào những người đang có mặt khiến cho bốn người bị trúng đạn gồm phó giám đốc Trung Tâm và ba cán bộ của trung tâm này.

Dân chúng địa phương cho biết lực lượng cảnh sát cơ động, công an giao thông, dân quân được nói đông cả ngàn người được điều động về và nổ súng, rồi sau đó đánh đập trấn áp nhiều giáo dân địa phương

Dù được đưa đi cấp cứu nhưng đến sáu giờ cùng ngày ông phó giám đốc Trung Tâm Phát triển quỷ đất thành phố Thái Bình bị chết do vết thương được nói quá nặng.

Người nổ súng được cơ quan chức năng thành phố Thái Bình cho biết có tên Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971. Sau khi hành sự người này đã về quê ở xã Trà Giang cách thành phố Thái Bình hơn 20 kilomet. Báo chí trong nước cho hay đến khoảng sáu giờ chiều, người này đến tại cổng chùa Dục Dương cạnh nhà và tự sát.

Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013
Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013. Courtesy TTXVA

Dù nguyên nhân khiến Đặng Ngọc Viết phải sử dụng súng bắn cán bộ Trung Tâm Phát triển Quỹ đất đang được làm rõ, nhưng tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 12 tháng 9 nói có thông tin cho hay địa phương đang muốn triển khai dự án mở đường đi qua khu vực đất của nhà anh này. Vào buổi sáng trước khi đến Trung Tâm Quỹ đất thàn phố Thái Bình để nổ súng bắn cán bộ trung tâm, anh này than phiền với một người bạn về giá đền bù đất đai cho gia đình của anh ta.

Cảnh báo không hiệu quả?

Vụ nổ súng bắn chết cán bộ do anh Đặng Ngọc Viết tiến hành hồi chiều ngày 11 tháng 9 ở thành phố Thái Bình khiến nhiều người nhớ đến vụ nổ súng hoa cải và bình ga tự chế của gia đình ông Đoàn Văn Vươn hồi ngày 5 tháng 1 năm ngoái.

Một người dân ăn mặc lịch sự xông vào phòng làm việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất hỏi tên hai người giám đốc và phó giám đốc trung tâm rồi rút súng ra bắn vào những người đang có mặt

Nhiều người cho rằng đó là tiếng súng cảnh báo về tình trạng thu đồi đất đai một cách tùy tiện của cơ quan chức năng địa phương với nhiều cáo buộc tham nhũng, đẩy người dân vào đường cùng phải chống lại. Tiếng súng hoa cải của gia đình họ Đoàn không làm chết ai, thế nhưng ông bốn người đàn ông trong gia đình này bị xử và kết án tù với mức cao nhất là 5 năm về tội danh giết người, hai bà vợ của ông Vươn và ông Quý bị án treo về tội chống người thi hành công vụ dù rằng vụ cưỡng chế bị chính thủ tướng kết luận là sai pháp luật.

Bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn vào sáng ngày 12 tháng 9 than vãn:

Bất công, không công bằng với người dân, họ bị dồn đến đường cùng nên mới bộc phát đến như thế!

Ông Vũ Văn Luân, tổng thư ký Liên Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, nêu lại quan điểm về vụ xử sơ thẩm cũng như phúc thẩm gia đình họ Đoàn:

Di ảnh anh Đặng Ngọc Viết
Di ảnh anh Đặng Ngọc Viết (tienphong online)

Có lần vợ anh Quý có nói câu mà tôi cũng rất tâm đắc ‘Xử vụ ông Vươn mà công tâm, đúng pháp luật thì đó là một biện pháp rất tốt để cứu đảng Cộng sản Việt Nam’. Vụ ông Vươn có thể nói là vụ được dư luận thế giới rất quan tâm, theo dõi cách hành xử của đảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng nay tôi có truy cập trên mạng, thấy vụ bên Thái Bình. Tôi cho rằng đây là một hệ quả tất yếu xảy ra; nghĩa là vụ xử ông Vươn không tốt, chắc chắn không dừng lại ở chỗ Thái Bình. Dư luận rất căm phẩn vì bản án vụ ông Vươn trái pháp luật, không đúng lương tâm và công lý, nên hệ lụy này là tất yếu chắc chắn sẽ xảy ra.

Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng nổ ra trong nửa đầu tháng 9 cho thấy nội tình ở Việt Nam hiện nay; nếu không được giải quyết phù hợp hằn sẽ còn có những tiếng nổ lớn hơn và dài hơn

Yêu cầu thay đổi!

Nhiều giáo dân trong giáo phận Vinh sau vụ súng nổ và dùng bạo lực trấn áp các đồng đạo của họ tại giáo xứ Mỹ Yên tỏ ra không thuyết phục trước những hành xử và cả thông tin từ phía truyền thông nhà nước. Các giáo xứ tiếp tục thắp nến và cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ việc.

Ông Vũ Văn Luân, người chứng kiến vụ gia đình người nông dân nổi dậy nổ súng hoa cải và bình ga tự chế để ngăn chân đoàn cưỡng chế đưa ra những thay đổi cần có để chấm dứt tình trạng người dân bị bức bách đến cùng đường phải phản ứng như anh Đặng Ngọc Viết mới hồi ngày 11 tháng 9 vừa qua:

Theo quan điểm của tôi và cũng như Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng đã đóng góp: có mấy vấn đề mà đảng và quốc hội phải giải quyết, theo qui luật khách quan mà các nước phát triển đỉnh cao cũng áp dụng. Đó là trước hết phải tam quyền phân lập, phải chấp nhận đa sỡ hữu đất đai mà trong đó có sở hữu tư nhân. Khi chấp nhận vấn đề sở hữu đất đai, sở hữu tư nhân với ba điểm là quyền tư hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Điều này sẽ giúp phòng chống tốt vấn đề tham nhũng đất đai.

Nhưng vừa rồi qua vấn đề sửa đổi hiến pháp tôi cho rằng đảng cộng sản Việt Nam đang lừng chừng về một cái gì đó không rõ ràng, không dứt khoát. Sau này đảng cộng sản Việt Nam có sụp đổ nguyên nhân chính vẫn là không tuân theo qui luật khách quan, không đưa quan hệ sản xuất, tháo gỡ cho nó phù hợp với lực lượng sản xuất. Vì chính quan hệ sản xuất cũ kỹ, mục nát ràng buộc kìm hãm sản xuất; khi lực lượng sản xuất phát triển thì nó bung ra, và bản chất của vụ ông Vươn, của vụ Thái Bình này do vấn đề quan hệ sản xuất đẻ ra tham nhũng, và như vậy tất yếu nó sẽ xảy ra.

Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng nổ ra trong nửa đầu tháng 9 cho thấy nội tình ở Việt Nam hiện nay; nếu không được giải quyết phù  hợp hằn sẽ còn có những tiếng nổ lớn hơn và dài hơn.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gun-fir-vn-social-unres-09122013060043.html

MỘT TRIỆU VÀ BỐN TRIỆU

BS Hồ Hải

Bài đọc liên quan:
Vài năm gần đây, tình hình tự thiêu, tự vẩn trước cửa công đường của người trẻ tuổi và người già, là một hình thức biểu hiện sự bất đồng về tình trạng quan lại của chính quyền cướp của dân vô luật pháp.
Lứa tuổi tữ 40 đến 60 là lứa tuổi chín muồi của một đời người. Chín muồi cả về sự hiểu biết lẫn hành động khi quyết định một vấn đề trọng đại cho bản thân và gia đình. Không còn bồng bột, nóng vội của một thanh niên, và cũng không quá chần chờ, toan tính một cách chậm chập như một người già.
Từ Đoàn Văn Vươn đến Đặng Ngọc Viết là những quyết định chín chắn. Khi những con người trụ cột của gia đình, doanh nghiệp quyết định làm luật của riêng mình, để đối đầu với tình hình luật pháp của một quốc gia không có luật. Ví dụ gần đây có chuyện đâm chết vợ trưởng công an phường trên phố, giờ thì đến sự kiện Đặng Ngọc Viết.
Nếu Đoàn Văn Vươn thà đi tù, để bảo vệ tài sản của mình trước công lý bị chà đạp bằng vũ lực, ở mức độ bảo toàn cho cả chính quyền và gia đình, thì Đặng Ngọc Viết cũng bằng vũ lực và sự hy sinh để đổi mạng với quan lại của một chính quyền thối nát.
Với Đoàn Văn Vươn thì mức độ sát thương không đáng kể. Nhưng với Đặng Ngọc Viết, thì một mạng người để đổi lấy bốn mạng cán bộ của đảng cầm quyền. Sự tăng tiến mức độ tổn hại về cả uy tín lẫn lực lượng đảng cầm quyền bằng sự đổi chác giữa dân và quan lại như vậy, là một toan tính có lãi, nếu nhìn ở góc độ khác hơn góc độ đạo đức.
Không rõ hiện nay có bao nhiêu đảng viên đảng cộng sản cầm quyền? Nhưng một nguồn tin từ báo Nhân Dân vào tháng 6/2011, thì đã có đến 3.749.279 đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. Và năm 2010, cả nước đã “phấn đấu thi đua”, kết nạp đảng viên được 186.165 đảng viên mới. Nó đạt kết quả vượt bậc so với “chỉ tiêu” đề ra cho năm 2010 là 105,56% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, số đảng viên mới đạt trình độ trung học chiếm đến 92,05%. Nó phản ảnh hết tất cả tình hình thiếu nhân lực, và tình trạng xuống cấp đến tồi tệ nhất mọi thời đại của xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhưng nếu chỉ làm một con số đơn giản là có khoảng 4 triệu đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. So sánh với 90 triệu người Việt, thì cứ 25 người có 1 đảng viên của đảng cộng sản đang ăn chia trên mồ hôi, công sức, và cả của để dành của tổ tiên để lại hàng ngàn năm qua.
Xưa cụ Hồ có câu nói bất hủ theo kiểu chiến thuật biển người để giành lấy miền Nam: “Thà đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giải phóng lấy miền Nam”. Nó đã làm mất đi khoảng 3 triệu người ở Đàng Ngoài, và khoảng 2 triệu người ở Đàng Trong vĩ tuyến 17. Sau 30/4/1975, còn khoảng hơn 2 triệu ngưởi bỏ thây trên biển cả so với hơn 1 triệu người đến được đất liền ở nước thứ 3 để trốn chạy đảng cộng sản cầm quyền.
Xưa cụ Hồ, cụ Giáp đã dùng chiến tranh du kích để giành lấy miền Nam. Nay dân Việt cũng biết dùng chiến tranh du kích để đổi mạng với các đảng viên cộng sản cầm quyền cướp bóc trên xương máu nhân dân.
Nếu làm một bài tính đơn giản nữa, cứ một người dân như Đặng Ngọc Viết đổi lấy 4 đảng viên, thì chỉ cần 1 triệu dân Việt đổi hết 4 triệu đảng viên của đảng cộng sản cầm quyền hiện nay. So với việc cụ Hồ giành lấy miền Nam cũng còn rẻ chán.
Hơn thế nữa, nếu một đổi một giữa dân và đảng viên cộng sản, nếu cần, khi tức nước thì dân Việt có thừa truyền thống qua lịch sử chiến tranh, để làm lấy điều này là không có gì để phải nghi ngờ, mà không cần gây mê toàn dân tộc như cụ đã làm hơn 40 năm trước.
Tức nước thì vỡ bờ. Cấp độ phản kháng của dân mỗi ngày một tăng lên, và đã tăng đến mức độ mà, lý trí, toan tính và sự quyết liệt đã đến đỉnh điểm trong 2 năm qua. Thế mà người ta vẫn ngồi bàn với nhau chuyện xưa như trái đất – công hữu tư liệu sản xuất – để cướp của dân.Thế mà người ta còn khẳng định, hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam là do dân, của dân và vì dân, không có tam quyền phân lập, không có chuyện tách quân đội công an ra khỏi đảng cầm quyền, để tập quyền đơn nguyên mà bảo vệ tham nhũng hơn là chống tham nhũng.

Thế mà người ta còn ngồi nghĩ ra những nghị định để lấy bạo lực làm phương tiện để cai trị dân, thì dân dùng bạo lực để trả lại cường quyền. Đó là lẽ tất nhiên. “Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên nó. Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà phải đào thải nó” – Boris Elsin.

Có thể lắm, khi người dân không còn cách để lựa chọn, và khi người dân giải thoát được cái sợ, thì chỉ còn việc mạng đổi mạng để đòi lấy công lý với những kẻ cầm quyền tham tàn.
Asia Clinic, 15h23′ ngày thứ Năm, 12/9/2013

http://bshohai.blogspot.com/2013/09/mot-trieu-va-bon-trieu.html