Thẻ

Ý kiến đa chiều về việc sửa đổi hiến phápGia Minh,RFA

Hiến pháp mới của Việt Nam sẽ không có những thay đổi căn bản –Thanh Phương/Theo RFIToàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được trình lên Quốc Hội ngày 22/10/2013 (DL)-Nguyễn Hưng Quốc – Tranh chấp quyền lực

Cuộc chiến trong mỗi vị đại biểu Quốc hội

Đức Thành

Kỳ họp Quốc hội cuối năm 2013 này, được lãnh đạo đảng tuyên bố như đinh đóng cột rằng, phải thông qua cho được bản Hiến pháp và luật đất đai.

Nghe tuyên bố kiểu này cùng với việc khẳng định Hiến pháp là văn bản quan trọng thứ hai sau cương lĩnh của đảng khiến người dân hết sức thất vọng về một đảng cầm quyền đã đi chệch hướng dân chủ, bình đẳng tiến bộ mà xã hội loài người đang tiến tới. Hiện các nước phát triển nhất trên thế giới đều có một nền dân chủ sâu rộng nên thành quả của đất nước họ rực rỡ là điều hiển nhiên.

Ngược dòng thời gian một chút, trong quá trình lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi luật đất đai với tư duy “không có vùng cấm” mà đại diện đảng và nhà nước đưa ra để dân thoải mái góp ý kiến nên có hệ quả ngược là chỉ một thời gian ngắn đã thể hiện đầy đủ nhất nguyện vọng của nhân dân về dân chủ pháp quyền và từ đó đảng cầm quyền thấy nếu cứ “không có vùng cấm” thì bộ mặt thật của đảng ngày càng bị bóc mẽ cho bàn dân thiên hạ xem rồi từ đó mà có quyết sách hợp lý. Khốn thay “súng đã bóp cò” , lời nói của ông Phan Trung Lý, Trưởng ban soạn thảo Hiến pháp của đảng đã phát ra được toàn thể nhân dân Việt Nam và cộng đồng thế giới nghe thấu. Đáng lẽ đảng phải nuốt nốt cái “quả bồ hòn” mà đảng đã trót ngậm trong màn ảo thuật tồi này để thể hiện mình là đấng quân tử trượng phu thì đằng này đảng lại dùng chiêu trò mới nhằm đánh loãng sự chú ý của dư luận nhân dân hòng rút lại lời tuyên bố của ông Phan Trung Lý. Cái sự tráo trở được thể hiện ngay tại thời điểm cao trào nhất của sự đóng góp ý kiến của nhân dân đối với bản Hiến pháp. Cụ thể là vào tháng 2/2013 tại Vĩnh Phúc người đứng đầu đảng đã thóa mạ dân tộc mình rằng “đòi đa đảng, đa nguyên… là suy thoái, còn gì nữa nào!”

Để trả đũa cho việc một nhóm trí thức độc lập nhưng nặng lòng với dân tộc đã công bố bản kiến nghị 7 điểm về sửa đổi Hiến pháp cũng như công bố bản hiến pháp mẫu của nhóm luật gia có uy tín cho toàn dân có cơ sở so sánh với cái bản “Dự thảo” do đảng soạn thảo bằng tiền thuế của dân nhưng lại chỉ có lợi cho đảng (Bản kiến nghị này mặc dù không được hệ thống truyền thông của đảng công bố nhưng đã có hơn mười bốn vạn chữ ký hưởng ứng).

Đảng lại dùng tiền thuế của nhân dân in ấn vội vàng bản dự thảo Hiến pháp do đảng soạn thảo để gửi đến từng hộ gia đình và dùng hệ thống chính trị mà thực chất là những cánh tay nối dài của đảng tổ chức họp dân vội vã để vẽ lấy con số… khủng là “có tới 44 triệu lượt ý kiến góp ý dự thảo Hiến pháp”. Chẳng cần phải tư duy sâu sắc, bất cứ người Việt Nam bình thường nào cũng nhận thấy đó là con số có vấn đề vì mục đích chính trị nên nó đã trở thành con số của sự… hoang tưởng!

Song song với việc công kích phản pháo các tầng lớp nhân dân như thế thì ban lãnh đạo đảng lại dùng nguyên tắc tập trung thống nhất trong đảng tung chiêu bài “Diệt sâu” trong đảng hay “tắm rửa” cho đảng nhằm cứu vãn uy tín của đảng cầm quyền vì đã lãnh đạo đất nước đến kiệt quệ về mọi mặt. Kinh tế, giáo dục thì xuống cấp, nội bộ thì suy thoái, oan khuất của nhân dân thì tăng trưởng phi mã, tàn sát hủy hoại tài nguyên, môi trường môi sinh, an ninh quốc phòng thì lỏng lẻo, độc lập chủ quyền về biển đảo thì bị đe dọa, con buôn nước ngoài thao túng phá nát nền kinh tế vốn đã ốm yếu lại phải è cổ nuôi bộ máy cồng kềnh của đảng song song cùng tồn tại với bộ máy nhà nước…

Nhưng tiếc thay những quy trình “tắm rửa kỳ cọ” với hy vọng rằng đảng sẽ sáng láng trở lại như ngày xưa đều thất bại, bởi hễ sờ vào đâu cũng rã rời bong vỡ từng mảng vì đã mục ruỗng đến tận xương tủy khiến cho công cuộc tắm rửa phải ngừng và im hơi lặng tiếng. Còn việc bắt sâu cũng thảm bại không kém bởi đã tổ chức rất nhiều hội nghi từ chóp bu BCT, BCHTW trở xuống đã không thể nào diệt được sâu mà sâu lại càng sống khỏe và sống dai hơn, đang nhân bản một cách chóng mặt ở hầu khắp các lĩnh vực.

Tại kỳ họp Quốc hội giữa năm 2013 vừa rồi có một số đại biểu Quốc hội đã dũng cảm xếp tinh thần giai cấp vô sản xuống hàng thứ yếu và coi tinh thần dân tộc lên trên hết nên đã gác lại được việc thông qua dự án luật đất đai mới theo mục tiêu ý chí của đảng.

Trong kỳ họp cuối năm này mặc dù chưa có tín hiệu nào về những tư tưởng dân chủ tiến bộ tự do bình đẳng bác ái mà nhân dân hằng trông đợi được giới cầm quyền đáp ứng và sự thụt lùi trong xây dựng luât đất đai mới không được khắc phục, trái lại đảng quyết tâm làm cho hai dự án luật và Hiến pháp phải được thông qua ngay trong năm nay, cho thấy có một cuộc chiến âm thầm quyết liệt trong mỗi vị đại biểu Quốc hội vì họ đang gánh trọng trách là đại diện của cử tri cả nước giao phó nhưng họ cũng đang phải mang vòng kim cô ý thức hệ cộng sản mà đảng của họ đã chụp lên đầu họ, khiến họ phải phân tâm và phải lựa chọn.

Kết quả kỳ họp này dù bản Hiến pháp và luật đất đai mới được thông qua theo hướng nào thì cũng làm thức tỉnh tinh thần của nhân dân hơn nữa vì qua đó nhân dân sẽ thấy rõ là đến thời điểm này các ông bà nghị sẽ nghiêng về bên nào, hoặc cổ súy cho tiến trình đi đến một xã hội cởi mở, dân tộc phồn vinh thịnh vượng, tiến bộ dân chủ giàu mạnh, hoặc đành chịu khuất phục cái dây trói ý thức hệ nó thít chặt lấy mình, hy sinh đất nước cho lợi ích của một nhúm người.

Cử tri cả nước đang ngóng trông các vị đại biểu Quốc hội thể hiện được tinh thần trách nhiệm công dân và sứ mạng nặng nề mà cử tri giao phó, lần này sẽ có một bứt phá ngoạn mục, vượt lên chính mình để sáng suốt đón đúng hướng đi thuận chiều của lịch sử. Dân tộc mãi mãi là trường tồn và ở đó mới có chỗ đứng cho các đảng phái chính trị. Hãy đừng nghĩ và làm ngược lại .

Trong khi đảng cố đòi thông qua cho được hai dự án quan trọng nhất nhằm có lợi cho một đảng đã suy thoái thì vận mênh toàn dân tộc và nước Việt có phát triển được hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào sự biểu quyết của các vị đại biểu đang ngồi trong nghị trường những ngày này.

Quyết sách có được vinh danh hay bị vứt vào sọt rác lịch sử đều phụ thuộc vào cái đầu và con tim của các ông bà nghị.

Mong rằng vì lợi ích ngàn đời của dân tộc Việt mà các vị đại biểu sẽ có hành động đúng đắn nhất.

Đ.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Ý kiến đa chiều về việc sửa đổi hiến pháp

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-22

10222013-mul-sid-propo-consti.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam

Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam

Files photos

Nghe bài này

Vấn đề dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 được nêu ra trong ngày thứ hai kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 hiện đang diễn ra tại Hà Nội.

Trong thời gian qua ngoài một số nhóm còn có những cá nhân cũng đưa ra bản góp ý của bản thân. Đó là những ý kiến đa chiều cho một bản dự thảo mới của Việt Nam.

Những ý kiến bổ sung đa chiều

Một trong những bản góp ý cá nhân được đưa lên mạng hồi trung tuần tháng 10 vừa qua đó là của tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam.

Bản góp ý của ông này gồm đầy đủ tất cả các chương và điều về mọi mặt của một bản hiến pháp. Tuy nhiên theo tiến sỹ Trần Nhơn thì ông chỉ phát triển bản góp ý của bản thân dựa theo Kiến nghị của 72 nhân sĩ- trí thức trong nước đưa ra mà thôi. Ông cho biết:

Mọi người dân đều được Nhà nước tạo điều kiện qua đợt này đều được nghiên cứu, hiểu biết, nâng cao nhận thức lên, học hỏi lẫn nhau để góp ý cho cái chung, cái tốt. Tôi cũng làm việc đó thôi. Tôi thấy rằng kiến nghị 72 cũng là một bản kiến nghị tốt. Nhưng có những chỗ chưa được tốt nên tôi suy nghĩ mãi gần một năm nay, tôi bổ khuyết hai điểm đã nêu rõ. Điểm thứ nhất tên nước nên dùng Cộng Hòa Đại Việt, và tôi chứng minh lý do vì sao gọi như thế. Điểm thứ hai là Điều 11. Tôi có đề xuất thay vì đưa cụ thể cờ này nọ, quốc huy kia thì nên giao cho Quốc Hội trình nhân dân biểu quyết thì sẽ khách quan hơn. Tôi chỉ có hai ý kiến đó, còn tất cả theo Kiến nghị 72 vì đó là công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn luật học và các nhà khác. Tôi góp ý trên nền tảng Kiến nghị đó.

Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013.
Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013. AFP


Riêng chuyện một cái nhà ngay giữa thủ đô Hà Nội mà không giải quyết đúng như thế thì đối với nhân dân ở địa phương cùng cực, ở nông thôn làm sao người ta có thể phát biểu được

GSTS bác sỹ Trịnh Văn Minh

Kiến nghị từ kinh nghiệm riêng

Một cá nhân khác cũng gửi thư ngỏ góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 là của giáo sư tiến sỹ bác sỹ Trịnh Văn Minh. Ông này đã nghỉ hưu, chuyên nghiên cứu viết sách y khoa mà thôi. Thế nhưng tình trạng thi hành luật pháp đối với gia đình ông khiến ông phải bức xúc góp ý muốn sửa đổi hiến pháp trước hết phải sửa đổi con người hành pháp và tư pháp. Ông cho biết:

Nhân chuyện góp ý, và có liên quan đến gia đình nhà tôi- cái nhà. Thành ra tôi có viết một bài. Tôi cũng đọc kiến nghị của 72 vị nhân sĩ trí thức thế thôi.

Tôi chỉ muốn luật pháp phải được thực hiện nghiêm minh. Luật pháp đã đặt ra phải được thực hiện. Luật pháp có bộ luật hình sự với rất nhiều điều nhưng thực hiện thì không được bao nhiêu. Những người thi hành pháp luật thì thường làm không theo luật, ăn tiền nhiều hơn làm đúng luật. Trong chuyện giải quyết vấn đề gia đình nhà tôi tôi thấy chưa được đúng. Riêng chuyện một cái nhà ngay giữa thủ đô Hà Nội mà không giải quyết đúng như thế thì đối với nhân dân ở địa phương cùng cực, ở nông thôn làm sao người ta có thể phát biểu được. Thế cho nên tôi cũng mạnh dạn tôi phát biểu.

Điều 9 là điều công nhận có đảng bình đẳng, luật pháp bảo hộ cho sự bình đẳng đó. …‘Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng và pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị

tiến sỹ Tràn Nhơn

Sự ủng hộ

Sự lên tiếng của giáo sư tiến sỹ bác sỹ Trịnh Văn Minh ở Hà Nội qua chuyện riêng gia đình, cũng như ý thức của 72 nhân sĩ trí thức và tiến sỹ Tràn Nhơn, khi thẳng thắn đưa ra góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp nhận được sự ủng hộ của người khác. Tiến sỹ Trần Nhơn cho biết:

Vừa rồi có một anh luật sư, Hà Huy Sơn có email góp ý cho tôi. Anh viết thế này “ Cháu cho rằng nếu tất cả những bản dự thảo hiến pháp không có Điều 9 như dự thảo của chú đều gây lộn xộn và hoàn toàn vô nghĩa.” Điều 9 là điều công nhận có đảng bình đẳng, luật pháp bảo hộ cho sự bình đẳng đó. Tôi viết thế này ‘Các đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng và pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị.

Điều này thì trong Kiến nghị 72 nêu ra rồi còn tôi chỉ nêu ra lại thôi. Anh Hà Huy Sơn thì rất quan tâm đến điều đó.

Mong muốn

Dù có góp ý cụ thể như đã đăng trên mạng, nhưng tiến sỹ Trần Nhơn cũng cho biết ông mong muốn cần dành thêm nhiều thời gian nữa để bàn thảo để đi đến một hiến pháp tốt cho đất nước chứ không thể làm vội:

Nói thì anh nào nói cũng hay, thế nhưng thực hiện thì không được bao nhiêu. Làm thế nào ít nói mà thực hiện tốt để nhân dân được nhờ

Ông Trịnh Văn Minh

Tôi thì tôi muốn để cho có thời gian, bàn luận một cách chu đáo cho đến năm 2015 mới cho ra hiến pháp. Hiến pháp đó gọi là Hiến pháp 2015 chứ không có sửa đổi gì cả.

Tôi nghĩ nếu Đảng Cộng sản Việt Nam nếu làm được lộ trình đó sẽ được ghi công. Ngược lại nếu anh có quyền và làm gì thì làm, lịch sử sẽ đánh giá thôi. Tôi hy vọng Quốc hội không thông qua đợt này mà bàn thảo thêm. Tôi mong rằng phương tiện thông tin đại chúng có thể góp phần để Quốc hội nhận ra những tồn tại của dự thảo để tiếp tục hoàn thiện để thông qua vào một dịp sau. Việc đó lịch sử sẽ đánh giá kỳ họp quốc hội này.

Ông Trịnh Văn Minh cũng bày tỏ:

Nói thì anh nào nói cũng hay, thế nhưng thực hiện thì không được bao nhiêu. Làm thế nào ít nói mà thực hiện tốt để nhân dân được nhờ.

Vào sáng ngày 22 tháng 10, ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu quốc hội và ý kiến của người dân về dự thảo đó. Sau khi theo dõi trình bày ấy trên truyền hình, tiến sỹ Trần Nhơn cho biết ông lấy làm thất vọng. Hầu như mọi kiến nghị tâm huyết đã không được lắng nghe. Dẫu thế tiến sỹ Trần Nhơn cũng bày tỏ chút hy vọng đến khi biểu quyết may ra sẽ có thay đổi hợp lòng dân.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mul-sid-propo-consti-10222013064409.html